Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

6 lầm tưởng tai hại khi sắp bước vào thị trường lao động



Dưới đây là 6 lầm tưởng phổ biến nhất của tân cử nhân khi sắp bước vào thị trường lao động:
Dưới đây là 6 lầm tưởng phổ biến nhất của tân cử nhân khi sắp bước vào thị trường lao động:
Đã từ lâu, hàng loạt các thế hệ học sinh được khuyên rằng nếu có được bằng đại học, họ sẽ dễ dàng tìm được việc làm trong tương lai. Thật không may, điều này không còn đúng như vậy nữa. Giờ các văn bằng không còn là chìa khóa để mở cánh việc làm như đã từng trong quá khứ. Hiện có rất nhiều sinh viên mới ra trường vẫn đang thất nghiệp hoặc khôngtìm được việc làm trong nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm. Tình trạng này đã gây ra sự bực bội và thất vọng cho những sinh viên mới tốt nghiệp bởi họ luôn nghĩ rằng họ đã làm tất cả mọi thứ nên làm nhưng lại không nhận được kết quả như mọi người thường nói.
Trong thực tế, không phải tất cả niềm đam mê đều phù hợp với thực trạng của thị trường việc làm. Nếu bạn đam mê làm thơ hoặc vẽ tranh, bạn sẽ thấy các cơ hội việc làm trong ngành này rất hạn chế. Thực ra, những người có thể làm những gì họ yêu thích trong công việc, đó là những người may mắn, và đây không phải là trường hợp đa số. Một mục tiêu tốt hơn khi tìm việc là việc có thể làm cho bạn cảm thấy thoái mái chứ không nhất thiết phải là niềm đam mê của bạn.
Bắt đầu kinh doanh riêng là một công việc khó khăn và không phải dành cho tất cả mọi người. Cũng không phải là cứ có tiền là có thể tự kinh doanh được. Bạn cần phải có một mặt hàng đặc biệt khiến cho mọi người muốn mua hàng của bạn hơn là họ muốn mua từ các đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn cũng phải làm quen với việc tiếp thị quảng bá bản thân và công việc kinh doanh của mình, đối phó với các bất ổn tài chính, có một số tiền tiết kiệm để làm vốn kinh doanh và vượt qua rất nhiều thách thức khác. Đó không phải là “cứu cánh” cho tất cả những ai không thể tìm việc hoặc không hài lòng với công việc của mình.
Các sinh viên thường đến trường với suy nghĩ ngành học chính của họ trong trường đại học sẽ chính là sự nghiệp cả đời sau này nhưng điều đó không đúng trong mọi trường hợp – đặc biệt là với những ngành nghệ thuật. Bạn có thể có bằng cấp về tiếng Anh nhưng lại tìm được việc làm trong ngành nhân sự hay bạn có bằng đại học về xã hội học nhưng lại tìm được việc trong ngành bán hàng, quảng cáo; hoặc bạn có bằng cấp về âm nhạc nhưng lại tìm được việc là một người gây quỹ chuyên nghiệp.
Trong khi đó, bằng cấp trong các ngành khoa học, công nghệ, kỹ sư và toán học thường có xu hướng định hướng cho bạn một con đường sự nghiệp rõ ràng hơn.
Các khóa học thạc sỹ/ tiến sỹ sẽ có ý nghĩa hơn nếu bạn muốn đi theo một con đường sự nghiệp đòi hỏi phải có bằng cấp cao. Nhưng đó không phải là sự sử dụng thời gian và tiền bạc một cách khôn ngoan nếu bạn đang hy vọng bằng cách nào đó khóa học này sẽ cho bạn một con đường sự nghiệp lâu dài, hoặc nếu bạn đi học chỉ bởi vì bạn không biết chắc mình cần phải làm gì. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian để đánh giá lại bản thân, về điểm mạnh điểm yếu, về ước mơ, niềm đam mê của mình. Từ đó, lên kế hoạch để đạt được mục tiêu của mình.
Nhìn chung, không phải các khóa học cao học/ tiến sỹ sẽ làm bạn có giá hơn trên thị trường lao động, trừ khi bạn tìm việc trong một lĩnh vực cụ thể đòi hỏi bằng cấp cao. Trên thực tế, có các bằng cấp này còn làm giảm tính cạnh tranh bởi bạn sẽ có ít kinh nghiệm làm việc thực tế hơn và bạn cần phải tìm cho được một công việc được trả lương cao hơn nhu cầu của bạn bởi bạn phải thanh toán lại các khoản vay nợ học hành và thậm chí còn tồi tệ hơn, nếu bạn xin việc mà những công việc này lại chả có tí liên hệ nào với bằng đại học/cao học/ tiến sỹ của bạn. Những người sử dụng lao động sẽ nghĩ bạn không thực sự muốn làm công việc bạn ứng tuyển vì đó không phải là “lĩnh vực của bạn”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét