Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Năm mới, người yêu đùng đùng bỏ đi lấy chồng

Em nói chia tay tôi sau hơn 1 năm trời gắn bó yêu thương không một lý do chính đáng. Lời nói đó với em nhẹ nhàng chưa từng thấy, vậy mà em lại thốt ra được khi gặp lại tôi sau ngần ấy ngày xa cách.

Vậy mà tôi còn tưởng tượng ngày được gặp em. Tôi nhớ nhung em vô cùng, nhớ từng nụ cười ánh mắt của em khi xa nhau. Sự háo hức được gặp em sau Tết chỉ có lòng tôi mới hiểu, không thể nào nói ra thành lời, nhất là khi nhìn thấy em từ bến xe xuống.

Còn nhớ, trước khi về nghỉ Tết, em đã khóc sướt mướt vì phải xa tôi mấy ngày, cảm thấy buồn vô cùng vì sẽ không được gặp tôi ngần ấy thời gian. 9 ngày với tôi còn dài hơn cả 9 tháng, em cũng vậy. Thế mà…

Người ta nói tình yêu mới chớm nở thật đẹp và lãng mạn. Có thể em cũng đã yêu tôi tha thiết nồng nàn như chính tôi vậy. Nhưng rồi, những ngày xa nhau khiến em có cơ hội gặp gỡ người khác và bắt đầu có cảm tình với người ta. Nghe nói, em đã quen một chàng công tử giàu có, người ta có thể cho em mọi thứ, đồ đắt tiền, xe xịn, sự ngưỡng mộ và hình thức hào nhoáng mà tôi không thể nào cho em được. Vì thế, em đã yêu và ngã vào vòng tay của người ấy, em từ bỏ tình yêu với tôi và chấp nhận cuộc tình chóng vánh ấy.
Năm mới, người yêu đùng đùng bỏ đi lấy chồng - 1


Vì thế, em đã yêu và ngã vào vòng tay của người ấy, em từ bỏ tình yêu với tôi và chấp nhận cuộc tình chóng vánh ấy. (ảnh minh họa)
Có thể, em đến với người đó sẽ hạnh phúc hơn tôi vì em có tiền, nhưng tình yêu và những lời ngọt ngào, có cả những giọt nước mắt em dành cho tôi chẳng lẽ lại dễ quên thế sao. Tôi đau khổ nhận ra và tủi thân khi thấy em chẳng thật lòng yêu tôi, hoặc đó chỉ là những cảm xúc nhất thời bồng bột, hay em đã si mê đồng tiền kia quá. Em có bao giờ nghĩ rằng, tiền bạc rất cần nhưng không thể cứ có tiền là hạnh phúc. Rồi người ta cũng sẽ khinh bỉ em khi em bỏ tôi đến với họ một cách dễ dàng.

Em chia tay tôi như thế, giờ thì tôi đã hiểu. Đau lắm, nhưng không sao, tôi chịu được, vì mình nghèo, có gì khó lý giải đâu. Nghèo thì phải chấp nhận thôi, ai bảo yêu phải cô gái tham giàu mà làm gì. Thế nên, đừng than thân trách phận, cũng đừng hận người ta. Nếu muốn yêu được họ, hãy thử giàu đi, có làm được không. Tôi cứ trách bản thân mình như thế đấy.

Rồi em đi lấy chồng, nhanh thật. Xa nhau có 9 ngày, tôi tưởng chừng như 9 tháng, còn em thì lại có tình mới. Thật phí hoài cho trái tim non nớt và quá đau khổ vì em. Em lên xe hoa lộng lẫy thật, hơn người và hơn hẳn khi em lấy tôi. Tôi làm gì có tiền cho em được xe xịn, được sự giàu sang và ngưỡng mộ của người đời như thế. Em đẹp thật, lẽ ra em là của tôi nhưng thôi, tôi nhắm mắt, quay bước chẳng nhìn em, cầu chúc em hạnh phúc bên người chồng lắm tiền nhiều của. Chỉ hi vọng cuộc sống của em có niềm vui, có ý nghĩa chứ không chỉ vì đống tiền kia.

Tại sao nam chết sớm hơn nữ?


Tại sao nam chết sớm hơn nữ? 1
Nhanh già và chết sớm vì "bạn tình"
Tạp chí LiveScience cho hay, các khoa học so sánh loài thú theo chế độ một bạn đời (nhóm 1) với loài thú nhiều bạn đời (nhóm 2) trong đó một con đực se duyên với nhiều con mái. Họ nhận thấy, con đực thuộc nhóm 1 như loài chim vùng Bắc Âu, ít ganh đua giành mái hơn con đực trong nhóm 2, như chim blackbird ở Bắc Mỹ hay khỉ vùng nhiệt đới. Con đực thuộc nhóm 2 chóng già và chết sớm là vậy.
Sau khi nghiên cứu khoảng 20 loài thú có xương sống, hai khoa học gia Tim Clutton-Brock và Katia Isvaran thuộc Đại học Cambridge (Anh) nhận thấy con đực thuộc nhóm 2 càng nhiều mái chừng nào, thì càng mau già và chết sớm hơn con mái chừng nấy. Cũng vì phái nam già nhanh và chết sớm hơn phái nữ, nên các nhà nghiên cứu gợi ý rằng "vào thời đại khi sinh lý loài người tiến hóa, có thể vào thời Đồ Đá, tiêu chuẩn của đời sống hôn nhân lúc đó là đa thê nhiều vợ, do đó phải tranh giành và... chết sớm". Tuy nhiên, hai khoa học gia nhấn mạnh rằng, điều đó không chứng minh cho tình trạng đa thê hay quan hệ "linh tinh" của phái nam thời nay.
Giải thích tình trạng đa thê trong thế giới loài vật, nhà nghiên cứu Tim Clutton-Brock nói rằng, vì con đực muốn tinh trùng của mình đậu thai với nhiều trứng trong khi ngược lại con mái chỉ muốn trứng của mình đậu thai với tinh trùng của con khỏe nhất. Do vậy các con đực phải đấu tranh với nhau mới chen chân đến gần được bầy mái. Thông thường, con nào khỏe, thân hình vạm vỡ (tức lượng tinh trùng cao) hay chiếm được ưu thế trong việc ganh đua. Con mái chỉ cần chờ cho chiến tranh tàn lụi chỉ còn một anh hùng và chọn làm bạn tình.
Chuyển sang thế giới loài người thì theo Lão Tử và nhiều triết giáo khác, bảo tồn khí dục kéo dài tuổi thọ, phương Tây nghĩ ngược lại. Sinh hoạt tình dục làm nhả một số hormone vào cơ thể, gia tăng sự trìu mến và quyến luyến, đồng thời chống lại tình cảm cô đơn, trầm cảm. Như vậy, duy trì sinh hoạt tình dục lâu dài là một phương pháp thể dục, giảm stress, mang lại lợi ích tinh thần và xã hội. Theo tập sách The RealAge, khoái cảm càng nhiều (100 lần mỗi năm) có thể kéo dài tuổi thọ từ 3 đến 8 năm, chứng minh khoa học cho thấy phái nam có tỉ lệ đạt cực khoái nhiều giảm đến 50% nguy cơ chết trẻ.
Nhiều lý do khác
Nam giới mạnh hơn nữ giới nhưng có thể chết sớm hơn nữ giới trung bình 7 năm, nguyên nhân không phải do sinh học nhưng là do khuôn mẫu về cách sống, theo một cuộc nghiên cứu tại Đại học Emory ở Atlanta, Mỹ.
Nam giới dường như chết nhiều hơn do bạo lực hoặc do tai nạn và họ có vẻ như ít muốn được chăm sóc sức khỏe hơn khi cảm thấy không được khỏe. Jean Bonhomme, bác sĩ về sức khỏe cộng đồng tại Đại học Emory nói: "Nam giới đã được dạy cho biết phải kiềm chế đau đớn và không phản ứng lại các triệu chứng bệnh tật".
Tạp chí USD Today khi trích dẫn cuộc nghiên cứu, viết: "Việc thay đổi tập tính về sức khỏe của nam giới gần như là điều cần phải hết sức khéo léo giống như việc thay đổi sinh học của họ".
Bà Marianne Legato, trong cuốn "Why Men Die First", đã đưa ra một số lý do giải thích tại sao nam giới thường có cuộc sống ngắn hơn nữ giới. Thứ nhất, theo cuốn sách là do sự thiếu hụt về mặt cấu tạo sinh học. Trong khi tất cả các tế bào trong cơ thể nữ giới có tới 2 nhiễm sắc thể X, thì nam giới chỉ có 1 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y. Nhiễm sắc thể này lại chỉ có kích thước bằng một nửa nhiễm sắc thể X. Do vậy, sự hoán đổi trong nhiễm sắc thể X nhiều hơn từ 3 đến 6 lần so với nhiễm sắc thể Y.
Hai nhiễm sắc thể X sẽ bổ sung cho nhau, giúp bảo vệ cơ thể nữ giới khỏi mọi nguy hại. Sự thiếu hụt này có thể là một phần trong lý do giải thích tại sao nam giới thường hay nhiễm phải những tật xấu, bệnh ung thư và nhiều vấn đề về sức khoẻ khác.
Nguyên nhân thứ hai là những "đe doạ" ngay từ khi mới sinh. Khi một bé trai sinh ra, bé sẽ ở trong sự đe doạ của thần chết cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với một bé gái. Hệ thống miễn dịch yếu, sự phát triển phổi yếu, lượng máu đến bào thai không đủ chính là "những kẻ có tội" gây ra các bệnh ở bé trai sơ sinh như: xuất huyết não, cơ thể bị dị tật bẩm sinh, bệnh viêm phổi, và ống niệu bị nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân thứ ba, theo Marianne Legato là nam giới thường bị mắc chứng rối loạn. Một bài báo được đăng trên tờ tạp chí Y học Anh đã lưu ý rằng các chứng rối loạn, bao gồm khả năng đọc bị chậm, điếc, tâm thần, chứng hiếu động thái quá và thiếu tập trung (ADHD), mù, rối loạn các chức năng của cơ thể, sự vụng về, tật nói lắp, hội chứng nổi loạn thường xảy ra ở nam giới và cao gấp 3 đến 4 lần ở nữ giới. Chính những biểu hiện này là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự tử vong ở nam giới trong cuộc sống thường nhật.
Nam giới thường hay bị suy sụp, đây cũng là lý do khiến họ "chết yểu". Mặc dù là nữ giới thường có khả năng tự tử cao hơn khi gặp vấn đề về mặt tâm lý hay tinh thần nhưng thực tế tỷ lệ nam giới chết do tự sát lại cao gần gấp 4 lần nữ giới.
Nam giới thường làm các công việc nguy hiểm hơn. Các công việc nguy hiểm như là thuỷ thủ, sỹ quan cảnh sát, công nhân xây dựng, thì thường là do nam giới đảm nhiệm. Cũng như thế, nam giới còn bị đe doạ mạng sống khi phải tham gia vào các xung đột quân sự.
Manh Tuan theo Giadinh.net

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Một trăm lần một ngày – không phải là chuyện xa xỉ
Những con nhện cái sẽ ngấu nghiến bạn tình của mình sau khi kết thúc cuộc giao hoan. Ảnh minh họa.

Trong bầy sư tử, những con sư tử cái sẵn sàng chịu đựng một cuộc truy hoan tập thể. Lo lắng đến sự sống còn của những đứa con còn quá non nớt (vì sư tử đực sẵn sàng ăn tươi nuốt sống những con sư tử con mới đẻ nếu chúng thấy sư tử mẹ chăm sóc con), các sư tử cái đành phải lần lượt “ngủ” nhiều lần với tất cả những con sư tử đực trong bầy. Sự “hy sinh” vì con cái theo kiểu đó thường kéo dài 3 ngày liên tiếp và mỗi con sư tử cái phải cắn răng tiếp nhận sự dày vò luân phiên cũa lũ “ác ôn”.
“Chuyện ấy” đã kết thúc, cậu nhỏ “trực” suốt nửa giờ
Các cặp vợ chồng chó “giao ban” một cách lề mề đến sốt ruột. Việc truyền giống dềnh dàng suốt một tiếng đồng hồ, và sau đó, đợi thêm nửa tiếng nữa chúng mới bịn rịn tách rời khỏi nhau. Đừng vội trách chúng ham chuyện ái ân, vì chúng không thể làm khác. Trong lúc giao ban, đầu dương vật của chó đực căng phồng lên khiến chúng không thể rút ra nổi nơi một giờ trước len lỏi vào một cách dễ dàng. Song chính sự lề mề này đã giúp cho tỷ lệ “đậu” thai của chó là cao nhất trong các loài thú.
Cuộc vui tàn nhẫn
Bước vào cuộc ái ân với nhện cái, giá như là người, chắc hẳn nhện đực phải rầu rĩ chia tay, giã từ người thân, như sắp bước vào chỗ chết. Cuộc làm tình đầu tiên đối với đa số nhện đực cũng là cuộc làm tình cuối cùng. Nhện cái đang đói ngấu vừa tham gia vào cuộc “giao ban” đầy hứng khởi, vừa chuẩn bị nhấm nháp người tình như thưởng thức một món ăn ngon.
Có khi không dằn được cơn đói ngấu, nó chén luôn anh chàng si tình trong khi vẫn tiếp tục nhận những con tinh trùng chàng ào ạt đưa vào. Để thoát hiểm, có những gã nhện đực khôn ngoan mang theo một con ruồi hay con côn trùng nào khác đem dâng cho nàng để thế mạng. Khi vừa hoàn thành nghĩa vụ, anh chàng đã nhanh chân… cao chạy xa bay.
Tặng lại chiếc “chân sung sướng” làm kỷ niệm
Người ta thường nghĩ bạch tuộc có 8 chân, thực ra nó có đến 9, trong đó một chân chính là “công cụ truyền giống” của bạch tuộc đực. Trong quá trình giao phối, con đực lấy 8 chân ôm chặt lầy con cái rồi thò chiếc chân chứa tinh trùng vào lỗ huyệt của bạch tuộc cái. Xong việc, nó để lại chiếc chân ấy trong cơ thể người tình làm kỷ niệm. Lúc này thì 8 chân là câu trả lời đúng. Một thời gian sau, chiếc chân thứ 9 lại mọc ra và chàng ta lại hăm hở lên đường tìm người yêu mới.
Thắng thành nam, thua thành nữ
Nhiều người đều biết loài như giun, sên… là lưỡng tính, nghĩa là vừa có cơ quan sinh dục đực, vừa có cơ quan sinh dục cái. Thế nhưng đáng buồn thay, chúng có cách nào tìm đến nhau để tự thụ tinh. Nhưng loài này có cách của riêng mình.
Chẳng hạn, những con sên to lớn hơn, mạnh mẽ hơn khi gặp gặp gỡ một đồng loại nhỏ bé và yếu ớt hơn mình, liền xông đến, cắn đứt của quý của anh chàng nọ và biến anh ta thành… người tình của mình. Sau vụ bạo dâm, anh ta … thụ thai, đẻ trứng, rồi một ngày đẹp trời nào đó lại trở thành lưỡng tính như xưa.

Nữ phó giáo sư 8X đa tài

(Tinnhanh24h.vn) - Hiện phó giáo sư Nguyễn Khánh Diệu Hồng (sinh năm 1981) là giảng viên Viện Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa Hà Nội.
Yêu văn thơ, thích vẽ tranh nhưng lại chọn thi khối A
Những cảm nhận đầu tiên với vị nữ phó giáo sư (PGS) trẻ nhất trong đợt phong chức danh này cuối năm 2012 dường như trái ngược so với tưởng tượng về một nhà nữ nghiên cứu khoa học. Nguyễn Khánh Diệu Hồng đem lại cho người tiếp xúc cảm giác hòa đồng nhưng không thiếu chút "kiêu ngầm" của một cô gái Hà thành với những thành công đáng nể trong công việc và cuộc sống.
Nữ phó giáo sư 32 tuổi Nguyễn Khánh Diệu Hồng
Nữ phó giáo sư 32 tuổi Nguyễn Khánh Diệu Hồng.
Những kỷ niệm gắn bó với khu vực Trường ĐH Bách khoa Hà Nội từ thuở nhỏ được Nguyễn Khánh Diệu Hồng đưa ra như một mối duyên cũng là nguyên nhân khiến một nữ sinh Hà thành yêu văn thơ, thích vẽ tranh lại đăng ký thi vào trường đại học này. Không dừng ở đó, sau 4 năm nghiên cứu sinh và thực tập tại Anh, cô đã không chần chừ quay về với ngôi trường mình gắn bó để khẳng định sự nghiệp của mình ở đây.
Trong cuộc trò chuyện với vị PGS trẻ này, sự tò mò về chân dung một nữ khoa học trẻ của phóng viên được thỏa mãn trước bảng thành tích liên tục từ thời học sinh, sinh viên đến nay của Diệu Hồng. Song ấn tượng nhất từ nữ khoa học là phong cách 8x với nét nữ tính, sự thẳng thắn, thông minh cùng khá nhiều tài lẻ được cô tiết lộ. Dù bận rộn với công việc của một giảng viên đứng lớp, tham gia hướng dẫn luận văn thạc sỹ, nghiên cứu sinh, Diệu Hồng vẫn dành không ít thời gian cho gia đình nhỏ của mình khi con gái của cô mới gần 1 tuổi.
"Có lẽ vì là dân Hóa nên có lợi thế trong việc chế biến nấu ăn. Chỉ cần ông xã nói thích món gì mình có thể tự tìm tòi để ra đúng hương vị của món ăn đó" - Diệu Hồng bật mí về cuộc sống gia đình tưởng như không dễ chu toàn với một nữ tiến sĩ say mê nghiên cứu khoa học.
Học giỏi từ nhỏ với nhiều thành tích từ bậc tiểu học đến phổ thông, bao quát các lĩnh vực từ văn hóa, nghệ thuật, sự toàn tài của Diệu Hồng được chứng minh bằng những bức tranh do cô sáng tác.
"Ở nước ngoài một mình phải giải quyết mọi công việc, những lúc như vậy, vẽ tranh là một liều thuốc tinh thần rất hiệu quả với bản thân tôi. Cũng vì vậy mà bức tranh vẽ cầu Tháp bắc qua sông Themes ở London đã được tôi ứng tác trong liền 2 ngày không nghỉ” - Diệu Hồng nhớ lại.
Ngôi nhà của những ai yêu khoa học
Không giống như nhiều bạn bè thường có lựa chọn cơ hội ở lại nước ngoài sau thời gian học tập để tìm kiếm cơ hội phát triển, Diệu Hồng sớm quyết định về nhà ngay khi hoàn thành nghiên cứu sinh tại đại học University College London, trường được xếp hạng tốp đầu thế giới và 1 năm thực tập sinh sau tiến sĩ tại Viện nghiên cứu hoàng gia Anh dù cô là người Việt Nam đầu tiên có được cơ hội làm việc tại đây. "Về nước thấy ấm cúng hơn nhiều, quanh mình có mẹ, có gia đình nhỏ và cả một môi trường cộng đồng nghiên cứu khoa học kết nối rộng khắp" - nữ PGS 32 tuổi cho biết.
PGS Diệu Hồng (
PGS Diệu Hồng (ngoài cùng bên phải) trong một chuyến đi thực tế.
Tiếp thêm niềm say mê nghiên cứu khoa học cho các sinh viên của mình, Diệu Hồng chia sẻ, giới trẻ rất năng động. Sinh viên ở trường luôn có sự tìm tòi, sáng tạo đáng ngạc nhiên. Vì vậy, với vai trò của một giảng viên, một nhà nghiên cứu khoa học, Diệu Hồng không ngừng nỗ lực hết mình. Khó khăn đối với một nhà nghiên cứu cũng khó có thể hình dung hết nhưng không có sự kiên trì, không say mê, không hy sinh sẽ không có thành quả. “Một sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao là rất khó. Mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, có những lúc thất bại, việc thử nghiệm cũng không dễ dàng. Chỉ đến khi mọi người thấy được công dụng cũng như so sánh giá thành thì sản phẩm mới chính thức được công nhận.” - Diệu Hồng chia sẻ.
Ngay từ khi còn là sinh viên, niềm đam mê với nghiên cứu khoa học đã đến với Diệu Hồng với định hướng lựa chọn rõ ràng về lĩnh vực nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường. Thành công đầu tiên của Diệu Hồng chính là một nhánh đề tài của Hồng cùng nhóm nghiên cứu, trong khuôn khổ một đề tài lớn của thầy hướng dẫn, được ứng dụng thực tế vào năm 2003. Năm đó, đề tài này đã giành giải Nhất “Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam” 2003 của Quĩ VIFOTEC và Huy chương Vàng tại Hội chợ công nghệ Việt Nam 2003.
Tiếp tục thành công này là hàng loạt những nghiên cứu của nhóm nghiên cứu về nhiên liệu sinh học thân thiện môi trường, các chất tẩy rửa trong đời sống và trong công nghệ lọc Hóa dầu trong đó có Hồng được đưa vào ứng dụng... Niềm vui ngày càng lớn khi những thành quả của cả nhóm nghiên cứu “sống” thực sự sau khi vượt qua nhiều thử nghiệm trong môi trường sản xuất kinh doanh vốn với những vị khách hàng thực dụng và khó tính. Đây là một nguồn tiếp sức lớn cho niềm đam mê nghiên cứu của Diệu Hồng và của cả những học trò của cô giáo trẻ tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Cũng từ ngọn lửa say mê khoa học đó, đối với Diệu Hồng, Viện Kỹ thuật Hóa học là ngôi nhà thứ hai của cô. Ngôi nhà này của Diệu Hồng còn liên tục mở rộng với nhiều thành viên mới khi những sinh viên, nghiên cứu sinh đăng ký làm việc với cô đều được giao kèo phải coi đây là nhà. “Coi là nhà có nghĩa là phải biết tôn trọng các quy định của phòng thí nghiệm, biết tiết kiệm, phải gọn gàng, cẩn trọng an toàn cho ngôi nhà của mình, và quan trọng hơn là biết chia sẻ ý tưởng, giúp đỡ các thành viên trong nhóm thay vì dành riêng cho bản thân, để cạnh tranh...” - Diệu Hồng tâm sự.
Một số thành tích của phó giáo sư Nguyễn Khánh Diệu Hồng
2003: Huy chương Vàng Chợ Công nghệ Việt Nam TECHMART năm 2003
Giải nhất “Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật VIFOTECH năm 2003”
2004: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo 2004
2005 - 2007: Huy Chương vàng Quốc tế WIPO của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (Award of World Interllectual Property Organization) dành cho tài năng trẻ sáng tạo nhất (Best Young Inventor Award) 2004
Bằng khen gương “Người tốt việc tốt” của thành ủy Hà Nội
Được Huy Chương “Vì Tuổi trẻ Sáng tạo” do Trung Ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng 2005
Huy chương Vàng Chợ công nghệ Việt Nam năm 2005
2009: Bằng khen của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho thanh niên tiêu biểu thủ đô Hà Nội năm 2009
2010: Giải Nhất “Sáng tạo trẻ” của thủ đô Hà Nội lần thứ 7 năm 11/2010
Giải Nhì sáng tạo trẻ toàn quốc 11/2010
2011: Giải thưởng bài báo xuất sắc tại hội nghị khoa học châu Á về Công nghệ sinh học và Năng lượng tái tạo tại Bangkok (Thái Lan), 12/2010.